Việt vị là một lỗi thường thấy của các cầu thủ bóng đá khi thi đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sự phức tạp trong việc bắt lỗi, bẫy việt vị và cách thoát bẫy việt vị đã khiến fan bóng đá nổ ra nhiều tranh cãi. Vì vậy, 8bongtv.com sẽ giới thiệu cho bạn bài viết đầy đủ các thông tin về việt vị trong bóng đá.
Khi bóng đá được đưa vào môi trường học đường ở các trường công lập tại Anh khoảng cuối thế kỷ 18 cũng đồng nghĩa với thời gian luật việt vị được ra đời. Tuy nhiên, vào thời điểm này luật việt vị chưa được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Nó mới chỉ là một quy luật sơ sài nhưng ngược lại lại được quy định rất nghiêm khắc trong mỗi trận đấu.
Luật việt vị nằm trong luật XI thuộc Luật bóng đá do tổ chức bóng đá FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) soạn thảo, đặt ra và công bố. Luật việt vị đề cao sự công bằng, nhằm đem đến những bàn trình diễn đẹp mắt cùng kỹ thuật bóng hoàn hảo nhất.
Tính tới thời điểm hiện tại, các quy tắc của luật việt vị đã được thay đổi nhiều lần và có những sự khác biệt đáng kể. Nó được thay đổi qua các năm 1848, 1866, 1925 và 2020. Ngày 29/2/2020 tại Bắc Ai-len, luật việt vị mới đã được chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ai-len chủ trì, thông qua.
Trong từ điển Hán Việt, “việt” được hiểu là hành động vượt lên trên còn “vị” có nghĩa là vị trí. Vậy lỗi việt vị ở đây được hiểu là lỗi vi phạm khi cầu thủ thực hiện hành động vượt lên trên một vị trí nào khác trên sân đấu. Vị trí đó đã được quy định không cho phép vi phạm.
Việt vị là lỗi ở một trận đấu bóng đá nằm trong điều luật thứ 11 của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) lập ra. Để hiểu một cách đơn giản, thì việt vị có nghĩa là “chạy trước bóng”. Cầu thủ nhận bóng từ đồng đội ở một vị trí phía trên cầu thủ đội bạn và đứng trước thủ môn. Cầu thủ bị dính lỗi việt vị khi:
Nhưng có 3 trường hợp mà mặc dù cầu thủ đó đã đứng ở tư thế việt vị nhưng vẫn không bị thổi phạt:
Dưới đây là cách nhận biết lỗi việt vị theo quy định chung của FIFA:
Giả sử chúng ta có hai đội bóng A và B. Tình huống việt vị diễn ra khi, cầu thủ đội B đứng bên phần sân đội A, đồng thời giữa cầu thủ B và đường biên ngang của đội A có không quá 2 cầu thủ của đội A.
Trong đó thủ môn của đội A cũng được tính là một cầu thủ. Như vậy để không bị phạt lỗi việt vị, thì khoảng trống giữa cầu thủ đội B và thủ môn đội A phải có ít nhất 2 cầu thủ đội A.
Đó là về vị trí, còn một điều kiện nữa mà cần có nó, thì lỗi việt vị mới được áp dụng. Đó là khi cầu thủ đội B đã đứng ở vị trí việt vị và đồng thời nhận đường chuyền bóng từ đồng đội.
Khi nhận bóng, cầu thủ đó có đứng sau quả bóng, tức là có hướng di chuyển về phía khung thành đối phương.
Như vậy tổng kết lại, chúng ta có một khái niệm việt vị như sau: Việt vị được tính khi một cầu thủ nhận bóng từ đường chuyền của đồng đội và hướng về phía khung thành đối phương, mà trong khoảng cách từ cầu thủ đó đến đường biên ngang của đội còn lại có không quá 2 cầu thủ đội phòng ngự.
Luật việt vị đã có nhiều thay đổi theo sự phát triển của bóng đá và dưới đây là CẬP NHẬT LUẬT VIỆT VỊ NĂM 2021 CỦA FIFA.
Về việc cầu thủ đội tấn công nhận bóng từ những tình huống không phải là đường chuyền của đồng đội, FIFA đã đưa ra những điều lệ cụ thể.
Theo luật FIFA năm 2005 thì “cầu thủ đang ở vị trí việt vị, nếu để bất cứ bộ phận nào trên cơ thể chạm vào bóng” thì sẽ bị thổi việt vị.
Điều này đồng nghĩa, nếu bóng được chuyền về, hoặc bóng chạm cầu thủ phòng ngự bật ra, hoặc bóng chạm thủ môn đội phòng ngự bật ra thì cầu thủ đội tấn công có quyền chạm bóng, dù đang ở tư thế việt vị.
Tuy nhiên điều này gây nên sự bất công cho đội phòng ngự. Bởi những tình huống cản phá, đa số là xuất phát từ phản xạ và nỗ lực đẩy bóng ra khỏi tình huống nguy hiểm.
Do đó đến năm 2013, FIFA đã cập nhật điều lệ này cụ thể như sau: “Cầu thủ đang ở thế việt vị chỉ có thể tiếp tục tham gia tình huống bóng khi đối phương chủ ý chuyền bóng về. Còn với tình huống nhận bóng từ pha cản phá của đối phương thì trọng tài vẫn thổi việt vị”.
Việc cập nhật này được xem là mang lại công bằng hơn cho đội phòng ngự. Đồng thời cũng giúp những thủ môn, hậu vệ tự tin hơn trong những pha cản phá của mình.
Luật năm 2013 của FIFA, có một điểm rất mới và đáng lưu tâm, đó là cầu thủ không phải chỉ chạm bóng mới bị thổi việt vị.
Trong những tình huống cụ thể, dù không chạm bóng cầu thủ vẫn bị thổi việt vị, cụ thể như sau: “Thổi phạt cầu thủ có hướng di chuyển hay có những tác động là ảnh hưởng đến khả năng phòng ngự của đối phương trong tư thế đã việt vị”.
Như vậy, theo luật mới cầu thủ đội tấn công rất dễ mắc phải lỗi việt vị. Nhất là những tình huống bị gài bẫy việt vị
Nắm được quy tắc, cũng như là các điều kiện để cấu thành lỗi việt vị. Các đội bóng thường có chiến thuật bẫy việt vị.
Bẫy việt vị thường được giăng ra, trong những tình huống đá phạt, chuyền dài. Nhằm đưa cầu thủ tấn công rơi vào tư thế việt vị trước khi bóng được chuyền đi.
Bẫy việt vị được thực hiện bằng sự thống nhất giữa các cầu thủ đội phòng ngự. Ban đầu các cầu thủ đội phòng ngự sẽ đứng ở tư thế như bình thường.
Nhưng khi nhận thấy cầu thủ đội tấn công đang lấy đà chuẩn bị chuyền bóng, thì tức khắc, tất cả các cầu thủ của đội phòng ngự đều dâng lên cao, vượt lên trên các cầu thủ đội tấn công.
Khi đó, các cầu thủ đội tấn công sẽ rơi vào bẫy việt vị. Và nếu có một trong những cầu thủ đó chạm bóng thì sẽ bị phạt lỗi việt vị.
Tuy nhiên việc thực hiện bẫy việt vị không hề đơn giản. Vì các cầu thủ đội phòng ngự phải thật sự hiểu ý nhau.
Đồng thời phải chính xác trong khoảnh khắc quyết định dâng cao toàn bộ đội hình. Đội hình phải được dâng trước khi cầu thủ đội tấn công chạm và chuyền bóng.
Nếu đội hình dâng cao sau khi cầu thủ đội tấn công chuyền bóng, thì khi đó bẫy việt vị thất bại. Lúc nãy chỉ còn thủ môn đối mặt với rất nhiều cầu thủ đối phương, việc ghi bàn là điều dễ hiểu.
Trong tình huống bẫy việt vị một một, tức là giữa một tiền đạo và một hậu vệ. Thì cách thức cũng diễn ra tương tự.
Hậu vệ sẽ có xu hướng đứng cao hơn tiền đạo đội bạn, so với đường biên ngang của đội phòng ngự.
Khi đó nếu tiền đạo không đủ khéo léo, nhận bóng trong tư thế đó thì sẽ rơi vào bẫy việt vị. Ngược lại nếu bẫy việt vị không thành công, thì đó là cơ hội ngon ăn cho tiền đạo đội tấn công
Phá bẫy việt vị là một kỹ năng rất cần thiết trong bóng đá, nôm na dễ hiểu, bạn có thể lừa hậu vệ bằng cách đứng thấp hơn một chút so với hậu vệ đối phương, khi đồng đội có ý định chuyền bóng, bạn lập tức sử dụng tốc độ để vượt lên hậu vệ để nhận đường chuyền và ghi bàn. Điều này rất cần đến sự nhạy bén và tốc độ của cầu thủ vị trí tiền đạo.
Thông thường, các cầu thủ hậu vệ sẽ không đứng quá sát cầu môn mà thay vào đó, họ sẽ đứng trên vị trí của tiền đạo đối phương một chút nhằm mục đích “bẫy việt vị” cầu thủ tiền đạo đó. Biết được điều này, các cầu thủ vị trí tiền đạo cần phải biết cách phá bẫy việt vị để khi nhận được bóng không bị trọng tài cất còi.
Để phá bẫy việt vị, các cầu thủ vị trí tiền đạo hay các cầu thủ dâng cao tấn công phải luôn luôn đứng trước hậu vệ đối phương so với đường biên ngang. Nếu đồng đội chuyền bóng và cầu thủ tiền đạo đứng gần đường biên ngang hơn hậu vệ đối phương thì cầu thủ đó sẽ rơi vào thế việt vị. Chỉ cần đứng trên hậu vệ đối phương một chút, đến khi đồng đội vừa phát bóng lên, lập tức cầu thủ tiền đạo phải di chuyển thật nhanh vượt qua hậu vệ để nhận bóng và dứt điểm.
Ngoài ra còn có cách phá bẫy việt vị vô cùng hiệu quả, trường hợp này được các cầu thủ tiền đạo áp dụng khi nhận thấy mình đã bị việt vị. Khi đồng đội chuyền bóng ở cự li gần, họ sẽ không nhận bóng mà ra hiệu cầu thủ chuyền bóng cho mình tiếp tục chạy xuống và dứt điểm, đây là cách phá bẫy việt vị toàn diện và dễ lừa được các hậu vệ nhất.
Như vậy để phá bẫy việt vị hiệu quả, với nhiều cầu thủ nhanh nhẹn, có nước di chuyển tốt thì nên trang bị cho bản thân những kỹ năng cá nhân để có thể kết thúc pha tấn công một các hiệu quả nhất. Eto 06 là một trong những cái tên tiêu biểu của lối chơi tốc độ và dứt điểm. Khả năng chọn vị trí chính là khả năng các cầu thủ có thể luồn lách qua khoảng trống của hàng thủ đối phương. Khả năng chọn vị trí càng tốt thì cầu thủ sẽ càng có nhiều cơ hội đứng ở khu vực dễ nhận bóng cũng như chuyền bóng cho đồng đội nhất.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì đôi lúc việc “phá bẫy việt vị” cũng khiến cầu thủ bị rơi vào trạng thái “dính lỗi việt vị” khi phản ứng không kịp và không vượt qua được hậu vệ sau cùng của đối phương. Khoảng trống lớn sẽ khiến tiền đạo nhầm tưởng đó là những cơ hội nhưng thực tế không phải, họ đã bị hậu vệ đối phương bẫy việt vị.
Tóm lại phá bẫy việt vị là khi các tiền đạo sẽ di chuyển về phía sau và chọn thời cơ để băng lên khiến hàng phòng ngự không kịp trở tay, những tiền đạo còn lại (nếu có) sẽ đứng tại chỗ để tạo áp lực cho hàng phòng ngự của đối phương. Tuy nhiên, không phải cứ biết cách phá bẫy việt vị là có thể di chuyển dễ dàng, việc phá bẫy việt vị còn phải căn cứ vào chạy chỗ cũng như chiến thuật của đối phương.
Leo
Bắt đầu mùa giải Ngoại hạng Anh 2023-2024, tôi đã chứng kiến sự cạnh tranh…
Tôi muốn chia sẻ với các bạn về một người đã gắn bó với Premier…
Một hành trình không thể tin được Tôi không thể tin vào những gì mà…
Hành trình đến Úc của Tottenham và Newcastle ngay sau khi mùa giải kết thúc…
Pep Guardiola đã mang đến sự thống trị đáng kinh ngạc cho Man City trong…
Trong tuyên bố tối qua, HLV Mauricio Pochettino, chính thức rời khỏi Chelsea sau một…
Bình luận