Lịch sử giải V-League, quá trình hình thành và phát triển

2929 lượt xem

Mỗi quốc gia đều có giải VĐQG thi đấu để cống hiến cho những người hâm mộ bóng đá nước nhà và Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Vậy mỗi chúng ta đều biết về lịch sử giải V-League? Hãy cùng 8 bongtv tìm hiểu nhé!

Hà Nội là CLB hàng đầu V-League vào lúc này
Hà Nội là CLB hàng đầu V-League vào lúc này

V-league là gì?

V-League còn được gọi là giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam. Đây là giải đấu bóng đá cao nhất trong các giải đấu bóng đá nam tại Việt Nam.

Vleague được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 bởi liên đoàn bóng đá Việt Nam. Và đội bóng vô địch đầu tiên năm 1980 đó là Tổng Cục Đường Sắt.

Tính đến thời điểm hiện nay, giải đấu Vleague đã trải qua 37 mùa giải được tổ chức. Đội bóng Thể Công và Hà Nội FC là 2 đội bóng dành được cúp vô địch nhiều nhất với 5 lần nhận được cúp.

Bắt đầu ở mùa giải 2020, giải đấu Vleague được tập đoàn LS tài trợ và gắn tên sản phẩm mới lên logo và tên giải đấu.

Vì thế, mùa giải 2020 giải đấy này sẽ mang tên gọi là giải bóng đá vô địch quốc gia LS – 2020 (LS V-League 1 – 2020).

Lịch sử hình thành của V-league

Vleague 1 là sân chơi hạng cao nhất của hệ thống thi đấu bóng đá Việt Nam. Và được tổ chức từ năm 1980.

Tính đến năm 2015, giải đấu này đã trải qua 32 mùa giải. Với năm 1988 không tổ chức thi đấu và 1999 thì chỉ có giải tập huấn mùa Xuân và không được tính là Vleague 1.

Nhưng giải đấu đã có sự thay đổi tên gọi một cách liên tục kể cả số lượng đội tham gia, thể thức thi đấu… Ở thập niên 80 của thế kỉ trước, giải đấu có tên là giải bóng đá A1 toàn quốc.

Sau đó, từ năm 1990 giải được đổi tên thành giải đội mạnh toàn quốc. Và mang tên là giải Nhất quốc gia trong giai đoạn 1996 – 2000.

Bắt đầu từ mùa giải 2000 đến 2011, bóng đá Việt Nam đã chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp. Giải đấu chính thức mang cái tên Vleague với sự góp mặt của các cầu thủ nước ngoài.

Số lượng đội bóng tham dự

Từ năm 2012, sự ra đời của VPF và giải được đổi sang tên Super League. Nhưng đến mùa giải 2013, giải lại có tên là V-league (giải vô địch quốc gia Việt Nam) trở lại.

Vì vây, đến thời điểm hiện tại, giải đấu này đã có 6 lần đổi tên và trung bình cứ 5 mùa giải lại đổi 1 lần. Ngoài ra, giải đấu Vleague còn 3 lần thay đổi về hình thưc thi đấu.

Giai đoạn 1980 – 1995: các đội bóng tham gia giải đấu sẽ được chia vào các bảng theo khu vực địa lí.

Hoành Anh Gia Lai cũng là một trong những đội có bề dày lịch sử tại V-League
Hoành Anh Gia Lai cũng là một trong những đội có bề dày lịch sử tại V-League

Mỗi bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn với 2 lượt tính điểm. Những đội nằm ở vị trí hàng đầu mỗi bảng sẽ tham gia tranh tài trong trận chung kết để giành chức vô địch. Những đội nằm ở vị trí cuối sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọn ra các đội bị xuống hạng.

Với mùa giải 1996, có sự góp mặt của 12 đội bóng và thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc 2 lượt, 6 đội đứng đầu bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọn đội vô địch. Còn 6 đội bóng xếp cuối bảng sẽ thi đấu vòng tròn. Để chọn ra 2 đội bị xuống hạng.

Giai đoạn 1997 – 2013, các đội bóng phải thi đấu vòng tròn 2 lượt điểm. Đội nào có được nhiều điểm nhất sẽ giành được chức vô địch.

Ngoài ra, biến động lớn nhất chính là số lượng các đội tham gia giải đấu V-league.

Giai đoạn bóng đá Việt Nam trước khi chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp. Các số này thay đổi gần như mỗi năm. Đôi khi là 16, 17 lúc thì 18, 19, 20 đội tham gia. Có thời điểm tăng lên đến 27 đội và 32 đội.

Kể cả lúc V-league thì con số này được co lại những cũng không được ổn định.

Trong 2 mùa giải 2000 và 2001 – 02, số lượng các đội bóng tham gia đều là 10 đội. Nhưng bước sang 2003, số lượng các đội bóng tranh tài ở giải đấu V-league lên đến 12 đội và được giữa nguyên đến 2005.

Năm 2006, con số này tăng lên thành 13 đội.

Qua 1 năm sau, trong lịch sử V-league lần đầu tiên chứng kiến cuộc tranh tài. Với 14 đội bóng ở giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam.

Sau đó, số đội tham dự được giữ nguyên trong 6 năm trước khi giảm xuống còn 12 đội ở V-league 2013. Bởi hàng loạt các đội bóng bị chuyển giao hoặc giải thể.

Cách thức tính điểm và xếp hạng của V-League

Trong lịch sử giải V-League thì hệ thống tính điểm và xếp hạng của các đội bóng cũng có sự thay đổi qua các thời kỳ:

Cách thức tính điểm

Từ năm 1980 – 1996 cách thức tính điểm sẽ là:

Thắng – 2 điểm

Hòa – 1 điểm

Thua – 0 điểm

Từ mùa giải 1996 – 1997 cho đến nay thì hệ thống tính điểm là:

Thắng – 3 điểm

Hòa – 1 điểm

Thua – 0 điểm

Cách thức xếp hạng

Các đội xếp chung cuộc trên bảng xếp hạng như sau: Điểm số các đội sẽ được xếp từ cao đến thấp trên bảng tổng sắp. Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì sẽ phải tính qua các chỉ số phụ để xếp.

Viettel đang là ĐKVĐ giải đấu V-League
Viettel đang là ĐKVĐ giải đấu V-League

Những chỉ số phụ bao gồm: Kết quả đối đầu trực tiếp, hiệu số bàn thắng, bàn thua, tổng số bàn thắng.  Trong một vài năm thì hiệu số bàn thắng, bàn thua và tổng số bàn thắng được ưu tiên hơn cả.

Với dự kiến ban đầu, số lượng đội bóng tham dự Vleague 2014 sẽ là con số 14. Tuy nhiên, câu lạc bộ bóng đá KienLongBank Kiên Giang không đủ kinh phí. Để đăng kí nên con mùa giải 2014 chỉ dừng lại ở con số 13.

Bắt đầu từ mùa giải 2015 trở đi, số lượng các đội bóng tham dự giải đấu Vleague. Được giữ nguyên với con số 14 đội.

Đức Tài

8 bóng đá TV

Bình luận

Tin mới hơn