Cùng ngắm 8 sân vận động hoành tráng tổ chức World Cup 2022 tại Qatar

1330 lượt xem

Còn 1 năm nữa giải bóng đá sôi động nhất hành tinh World Cup sẽ tổ chức ở Qatar và đây là 8 sân vận động dành cho sự kiện hoành tráng nhất để tổ chức ngày hội bóng đá này

1. Sân vận động Al-Rayyan

Sân Al-Rayyan, với sức chứa hiện tại là 21.000 chỗ ngồi, sẽ được nâng cấp lên thành 44.740 chỗ ngồi. Xung quanh mặt tiền của sân vận động này được thiết kế như một màn hình chiếu khổng lồ để phục vụ việc đưa tin tức, cập nhật các thông tin về trận đấu, giải đấu và quảng cáo.

Sân vận động Al-Rayyan

2. Sân vận động Al-Shamal

Sân Al-Shamal có sức chứa dự kiến là 45.330 chỗ ngồi, với hình dáng mô phỏng một con tàu đánh cá truyền thống của Qatar. Nước chủ nhà Qatar cam kết sẽ dùng vật liệu carbone trung tính và công nghệ làm mát hiện đại nhất hiện nay nhằm đảm bảo nhiệt độ trong tất cả các sân bóng phục vụ World Cup luôn được giữ ở mức dưới 20 độ C, chống lại cái nóng gay gắt (có thể lên tới 50 độ C) vào mùa hè ở quốc gia Vùng vịnh này.

Sân vận động Al-Shamal

3. Sân vận động Doha Port

Tổ hợp sân vận động Doha Port có sức chứa dự kiến là 45.000 chỗ ngồi. Nhìn từ trên cao xuống, sân vận động này trông như một chú nhím biển khổng lồ.

Sân vận động Doha Port

4. Sân vận động Sports City

Sân Sports City, có sức chứa dự kiến là 47.500, được thiết kế theo mô hình một chiếc lều truyền thống của người Ả-rập

Sân vận động Sports City

5. Sân vận động Al-Wakrah

Sân vận động Al-Wakrah

Tổ hợp và cận cảnh mô hình sân Al-Wakra sau khi nâng cấp và mở rộng lên thành sân 45.120 chỗ ngồi. Các nhà thi đấu thể thao xây dựng xung quanh sân vận động được thiết kế mô phỏng những ốc đảo trong sa mạc

6. Sân vận động Al-Gharafa

Sân Al-Gharafa hiện tại chỉ có sức chứa 25.000 chỗ ngồi, nhưng theo thiết kế mới dành cho World Cup 2022, sân này sẽ được nâng cấp và mở rộng lên tới 44.740 chỗ ngồi. Bao quanh sân đấu này dự kiến sẽ là màu cờ của tất cả các quốc gia có đội tuyển có mặt tại vòng chung kết, nhằm thể hiện tinh thần hữu nghị, sự tôn trọng trong bóng đá

Sân vận động Al-Gharafa

7. Sân vận động Umm Salal

Sân Umm Salal, có sức chứa dự kiến là 45.000 chỗ ngồi, được thiết kế mô phỏng theo một pháo đài cổ ở gần đó.

Sân vận động Umm Salal

8. Sân vận động Al-Khor

Sân Al-Khor, với hình dáng mô phỏng một chú sò biển cũng sẽ được xây dựng lại và nâng sức chứa từ 20.000 lên thành 45.330 chỗ ngồi.

Sân vận động Al-Khor

Qatar đã chi bao nhiêu tiền cho World Cup 2022?

Nếu World Cup 2014 ở Brazil tiêu tốn 11 tỷ USD và World Cup 2018 ở Nga tiêu tốn khoảng 10,7 tỷ USD, thì khoản chi của Qatar cho World Cup 2022 quả là quá “khủng khiếp”. Dù biết rằng, Qatar không phải là quốc gia có nền bóng đá lâu đời và phát triển, cho nên không có các sân vận động đủ tiêu chuẩn cao để tổ chức World Cup (nên phải xây mới hoàn toàn), nhưng một đất nước chỉ bằng một nửa tiểu bang Vermont của Mỹ, có nhất thiết bỏ ra 200 tỷ USD để tổ chức một kỳ World Cup?

Hãng kiểm toán Deloitte vừa tiết lộ kinh phí mà nước chủ nhà Qatar dùng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, sân vận động… phục vụ VCK World Cup 2022 lên đến hơn 200 tỉ USD. Đây là số tiền chi tiêu kỷ lục nhất trong lịch sử các nước chủ nhà đăng cai World Cup từ trước đến nay.

Qatar dự định sử dụng khoảng 140 tỉ để xây dựng hệ thống giao thông hiện đại kết nối trực tiếp từ các sân bay và các hệ thống tàu điện… để chuyên chở một lượng khách dự định lên tới 400.000 người. 20 tỉ USD khác dùng để xây dựng các cơ sở hạ tầng du lịch để các CĐV vui chơi hoặc mua sắm… Qatar hy vọng sẽ thu hút mỗi năm 3,7 triệu du khách từ năm 2022. Trong khi đó, số tiền 40 tỉ USD còn lại sử dụng để xây dựng các sân vận động, và được nhận định là có tiện nghi thuộc hàng bậc nhất thế giới.

Leo

8 bóng đá TV

Bình luận

Tin mới hơn