Việt Nam đã có bản quyền bóng đá World Cup 2022 chưa?

1204 lượt xem

World Cup 2022 đang đến gần và Việt Nam nằm trong số ít các nước chưa thể đạt thỏa thuận mua bản quyền giải đấu lớn nhất hành tinh vào cuối năm nay.

Việt Nam đã có bản quyền bóng đá World Cup 2022 chưa?
Việt Nam đã có bản quyền bóng đá World Cup 2022 chưa?

Việt Nam đã có bản quyền bóng đá World Cup 2022 chưa?

Câu trả lời là: CHƯA CHẮC

Bản quyền phát sóng các giải đấu lớn trên thế giới luôn là vấn đề được khán giả đặc biệt quan tâm và World Cup cũng không phải ngoại lệ. Gói bản quyền World Cup trên toàn thế giới thuộc quyền sở hữu Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) và ở mỗi khu vực, FIFA lại có một đại lý khác nhau để thay mặt rao bán cho các nước của khu vực đó. Mới đây, đại lý sở hữu bản quyền World Cup 2022 của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã sang Việt Nam và có cuộc làm việc với một số đài cũng như đơn vị truyền thông trong nước. Trước đó, đại lý này đã đưa ra giá bán ở thị trường Việt Nam với con số gây sốc: 15 triệu USD (hơn 350 tỉ đồng).

Nếu bỏ ra 15 triệu USD, đơn vị mua bản quyền truyền thông World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam, sẽ được những quyền lợi, trong đó có quyền truyền hình và radio: độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV) và không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam. Quyền truyền phát trên di động và internet (bao gồm OTT): độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam…

Trong gói này, FIFA cũng yêu cầu các đài bắt buộc phải phát trên kênh quảng bá một số trận đấu nhất định, như trận khai mạc, bế mạc…; để đạt tối thiểu bao nhiêu phần trăm dân số của nước (đã mua thành công bản quyền) được xem những trận này. Các điều khoản nói trên đều được đưa vào hợp đồng.

Đài truyền hình nào sẽ mua bản quyền bóng đá World Cup 2022?

World Cup 2022 diễn ra tại Qatar từ ngày 21.11 – 18.12 và đến thời điểm này, chưa đơn vị nào tại Việt Nam mua được bản quyền. Vì giá được hét quá cao, một số đài do tiềm lực tài chính không còn dồi dào như trước nên không còn mặn mà với thương vụ này và đã quyết định đứng sang một bên.

Một số đơn vị khác vẫn muốn mua nhưng không thể cáng đáng nổi một cách độc lập. Do đó, các đơn vị đã thảo luận và quyết định cùng chung vốn để mua “miếng bánh” bản quyền. Sau đó sẽ cùng khai thác thương mại, quyền lợi của mỗi đơn vị sẽ tùy thuộc vào số tiền mà đơn vị đó bỏ ra. Nếu số tiền như nhau thì được quyền khai thác như nhau.

Còn nếu đơn vị nào bỏ nhiều tiền hơn, sẽ được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Nhưng dù số tiền mỗi đơn vị là bao nhiêu thì chủ trương chung được các bên nhất quán sẽ không mua với giá như đối tác tuyên bố.

Quay trở lại 4 năm trước, câu chuyện bản quyền truyền thông World Cup 2018 trở thành đề tài thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Đại lý của FIFA cũng hét giá rất cao, hành trình đàm phán giữa Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với đại lý này diễn ra khá căng thẳng trong một khoảng thời gian khá dài (gần 2 năm).

Chỉ ít ngày trước khi World Cup 2018 khởi tranh, VTV mới tuyên bố trở thành đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng giải đấu này, nhưng với sự hỗ trợ cực lớn của 2 doanh nghiệp lớn trong nước. Nếu không có sự chia lửa của 2 doanh nghiệp này, chắc chắn, VTV không thể kham nổi. Thời điểm đó, lãnh đạo VTV cho hay việc mua bản quyền truyền thông những giải đấu như World Cup, VTV thường lỗ khoảng 90%.

Chia sẻ với Báo Thanh Niên ngày 27.7, một thành viên của ban đàm phán gói bản quyền phát sóng World Cup 2022 cho hay: “Rất khó hay nói chính xác là không thể thu hồi vốn ở những lần mua bản quyền như thế này nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì việc đàm phán với đối tác trên tinh thần quyết tâm mua bản quyền truyền hình World Cup để phục vụ khán giả, tất nhiên không mua bằng mọi giá.

Dù đứng trước nguy cơ là bị lỗ nhưng chúng tôi vẫn cố gắng phục vụ, với điều kiện đại lý của FIFA phải giảm giá ở ngưỡng mà Việt Nam có thể chịu được. Còn nếu giá cả được giữ nguyên như lúc họ phát ra thì các bên khó có thể tiếp tục thương thảo”.

Bình luận

Tin mới hơn