Những chấn thương thường gặp khi chơi bóng đá

2246 lượt xem

Chơi bóng đá là hoạt động nâng cao sức khỏe và thỏa mãn đam mê nhưng việc tập quá sức hoặc không đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ chấn thương thể thao cao. Hãy cùng 8bongtv.com tìm hiểu những chấn thương dễ gặp phải để biết cách xử lý nhé!

Bóng đá là môn thể thao có tỷ lệ chấn thương tương đối cao. Từ những vụ va chạm trên sân hay những cú nhảy đơn giản cũng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể. Sau đây là những chấn thương thường gặp trong bóng đá bạn có thể tham khảo để có biện pháp phòng ngừa và xử lý một cách hợp lý.

Chấn thương bong gân

Minh họa chấn thương bong gân

Bong gân là gì?

Bong gân: Là chấn thương dây chằng – phần mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp, khiến cho một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc rách.

• Chấn thương cơ gân: Xảy ra khi phần bắp thịt hay dây gân bị kéo giãn hay rách, thường ở dây gân sau đầu gối và bắp thịt lưng.

Các dấu hiệu bong gân mắt cá chân gồm:

  • Mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy;
  • Không có khả năng cử động một chi hoặc khớp;
  • Khớp lỏng lẻo, không ổn định.

Cách xử lí chấn thương bong gân và phòng tránh

Tình trạng này thường được xử lý bằng phương pháp R.I.C.E, có nghĩa là:

• R (Rest – nghỉ ngơi): Bạn cần giới hạn hoạt động trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên, có thể sử dụng nẹp hoặc nạng để hỗ trợ vận động.

• I (Ice – chườm đá lạnh): Bạn hãy dùng túi nước đá chườm sau mỗi 20 phút trong 48 – 72 giờ để hạn chế sưng đau.

• C (Compression – dùng băng ép): Bạn có thể dùng băng thun quấn ép nhẹ quanh vùng khớp chấn thương.

• E (Elevate – Nằm kê cao): Trường hợp chấn thương vùng cánh tay hoặc chân, bạn hãy nằm kê gối cao dưới các bộ phận này để giảm sưng bầm.

Để tránh bong gân, trước khi vận động bạn cần khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân,…Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn tránh những chấn thương không đáng có.

Đối với những bạn có tiền sử về chấn thương khớp, thì nên đeo các băng bảo hộ, hoặc quấn băng thun.

Chấn thương căng cơ

Minh họa chấn thương căng cơ

Căng cơ là gì?

Căng cơ là hiện tượng cơ bắp bị kéo giãn gây mỏi cơ, thậm chí gây nên rách từng sợi hoặc rách hoàn toàn bó cơ. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị căng quá mức có thể dẫn tới rách cơ, chủ yếu là cơ bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới và vai. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.

Cách xử lí chấn thương căng gơ và phòng tránh

Đầu tiên các bạn nên dừng hết mọi vận động. Giữ nguyên động tác tại vị trí cơ bị căng. Cử động nhẹ tại vị trí bị căng cơ, kết hợp với từ từ xoa bóp cho đến khi bớt đau rồi dừng lại.

Hạn chế vận động tại vùng có cơ bị căng, đặc biệt là vận động những động tác khó và yêu cầu sức mạnh. Để cơ từ từ thích nghi, hoạt động nhẹ nhàng để hồi phục dần sau một quá trình vận động quá sức.

Căn cơ xuất phát từ nguyên nhân cơ bị ép làm việc quá sức. Do đó để phòng tránh căng cơ cũng khá đơn giản. Hãy khởi động kĩ càng trước khi hoạt động mạnh, ăn uóng đầy đủ chất để tránh tình trạng cơ bị quá tải.

Chấn thương viêm gân Achilles

Minh họa chấn thương viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles là gì?

Viêm a-sin (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm gân Achilles có thể dẫn đến tăng nguy cơ đứt gân Achilles.

Cách xử lí chấn thương viêm gân Achillesvà phòng tránh

Việc điều trị viêm gân Achilles cần có sự phối hợp của 3 yếu tố:

  • Giảm phản ứng viêm ở gân
  • Hạn chế vận động vùng gân bị ảnh hưởng
  • Phục hồi chức năng của gân, khớp và cơ bằng cách lấy lại khả năng vận động của gân và khả năng chịu tải trọng lượng cơ thể.

Để nhanh chóng phục hồi viêm gân Achilles, bạn có thể dùng nước đá trong những ngày đầu để giảm sưng và đau, sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để giảm đau. Đồng thời, bạn có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng.

Chấn thương gân kheo

Minh họa chấn thương gân kheo

Gân kheo là gì?

Chấn thương cơ gân kheo còn được gọi là “cơ kéo” hay chấn thương gân kheo, là khái niệm biểu thị tình trạng căng cơ quá mức hay thậm chí là bị rách. Đây là loại chấn thương khá phổ biến trong nhiều hoạt động có liên quan đến chạy nhảy hoặc cũng có thể xảy ra nếu bạn căng cơ quá mức do hoạt động nào đó.

Chấn thương gân kheo có những triệu chứng rất rõ ràng, bao gồm:

  • Đau ở phía sau chân mỗi khi tập thể dục hay đi lại, không thể chạy nhảy bình thường.
  • Cứng cơ.
  • Khu vực chấn thương bị sưng hoặc bầm tím.
  • Bệnh nhân khó khăn khi duỗi chân hoặc co chân.

Cách xử lí chấn thương viêm gân kheo và phòng tránh

Hầu hết các chấn thương gân kheo ở mức độ nhẹ đến bình thường đều có thể tự khỏi nếu như bạn chăm sóc đúng cách.

  • Để chân nghỉ ngơi: Trong thời gian chấn thương, bệnh nhân cần hạn chế đặt trọng lượng trên chân. Đối với những cơn đau nghiêm trọng, bệnh nhân nên dùng nạng khi di chuyển.
  • Chườm đá: Bệnh nhân có thể sử dụng túi đá lạnh để chườm lên khu vực đau sưng trên cơ bị kéo. Điều này sẽ xoa dịu bớt cơn đau và khó chịu. Mỗi lần nên chườm khoảng 20 – 30 phút hoặc đến khi cơn đau đã dịu bớt.
  • Dùng thuốc giảm đau – thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen hay Naproxen sẽ hỗ trợ giảm đau sưng. Tuy nhiên, các loại thuốc này sẽ có một số tác dụng phụ nhất định, đặc biệt là có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu tại vùng chấn thương. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn, trừ khi có chỉ định khác từ bác sĩ.
  • Tập vật lý trị liệu: Bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu có thể khuyến khích bệnh nhân thực hiện các bài tập kéo cơ để hỗ trợ bảo vệ cơ và chống lại các chấn thương mới.
  • Phẫu thuật: Nếu như chấn thương cơ gân kheo của bạn ở mức độ nghiêm trọng, căng cơ quá mức khiến cơ bắp bị rách, bạn cần phải trải qua phẫu thuật để sửa chữa và nối lại cơ bắp.

Chấn thương đầu gối

Minh họa chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối là gì

Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:

  • Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân. Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối. Những người bị rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy tiếng bật và sau đó cảm thấy đầu gối rất đau, sưng và không cử động được nữa.
  • Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau. Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
  • Chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL): Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày. Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối. Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
  • Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral): xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè. Vận động viên chạy bộ, bóng chuyền và bóng rổ là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này.

Cách xử lí chấn thương đầu gối và phòng tránh

Chấn thương đầu gối là dạng chấn thương cực kì nguy hiểm và để lại di chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, phải đến ngay cơ sở y tế để xử lí, phục hồi thay vì tự làm ở nhà.

Trong khi vận động, bạn phải tránh những va chạm mạnh tác động trực tiếp vào đầu gối. Đây là nguyên nhân gây chấn thương dây chằng rất cao.

 

Leo

8 bóng đá TV

Bình luận

Tin mới hơn